Hiểu Được Ý Nghĩa Của Các Màu Sắc Khi Thiết Kế Chiến Dịch Truyền Thông

Nếu doanh nghiệp bạn có một ý tưởng tuyệt vời, một câu slogan cực chất, thế nhưng phần hình ảnh lại nhàm chán, màu sắc rối tung thì khách hàng sẽ chẳng thể nào dừng lại lâu để xem quảng cáo của bạn. Chính vì thế mà tâm lý học màu sắc có vai trò cực kỳ quan trọng trong thành bại của một chiến dịch marketing.

Một khi đã hiểu được “ngôn ngữ” của các màu sắc, bạn có thể dễ dàng tạo nên một chiến dịch truyền thông hấp dẫn, gây ấn tượng với khách hàng mục tiêu ngay những giây đầu tiên nhìn vào quảng cáo. Hôm nay hãy để UPSO đưa mọi người đến vùng đất của các “màu sắc biết nói” này nhé!

màu sắc và quảng cáo

Tầm Quan Trọng Của Màu Sắc Trong Thiết Kế Và Quảng Cáo

Như đã nói ở trên, màu sắc trong quảng cáo có vai trò hết sức quan trọng. Khi khách hàng nhìn vào bất kỳ biển quảng cáo hoặc TVC nào, phần diện mạo bên ngoài sẽ là thứ thu hút họ đầu tiên. Màu sắc chính là một chiếc chìa khóa giúp bạn mở được cánh cửa đến với trái tim khách hàng.

Cách bộ não tiếp nhận và xử lý thông tin về màu sắc

Con người có khả năng nhận diện màu sắc ngay từ khi vừa mở mắt chào đời, tuy nhiên cách mỗi người phản ứng với màu sắc khá khác nhau, điều này phụ thuộc vào nền văn hóa, xã hội, gia đình và các sở thích cá nhân.

Khi tiếp xúc với màu sắc, mắt tiếp nhận thông tin và bộ não sẽ là cơ quan phản ứng với chúng. Não xử lý các thông tin về màu sắc nhanh nhạy hơn gấp nhiều lần so với hình dạng hoặc chuyển động. Từ thuở sơ khai, loài người đã bắt đầu có những nhận thức và phản ứng với màu sắc để có thể tồn tại và sống sót. Trong quá trình tiến hóa, loài người liên tục nhận được những sự ảnh hưởng đến từ văn hóa nhân loại và dần dần tạo nên những nhận thức về màu sắc như ngày hôm nay.

Màu sắc tác động đến ý định mua hàng?

Có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau được tổ chức để xác định mức độ ảnh hưởng của tâm lý học màu sắc đến với ý định mua hàng của người tiêu dùng. Đa phần có đến hơn 80% người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên các màu sắc thể hiện.

Nhiều người tiêu dùng có những cảm xúc đặc biệt với các màu sắc khác nhau và đồng thời họ cũng có một số kỳ vọng nhất định.

VD: Họ yêu thích màu xanh lá và họ có kỳ vọng rằng những sản phẩm có màu sắc này sẽ thân thiện với môi trường.

Trải qua hàng nghìn năm tiến hóa, bộ não con người đã được “lập trình” để phản ứng với các màu sắc trong những trường hợp nhất định. Giống như việc khách hàng sẽ chẳng ai mua nước ép cà rốt nếu nhưng chúng được đóng gói trong một chiếc túi màu xanh dương cả. Từ đó có thể thấy được màu sắc trong thiết kế bao bì, quảng cáo có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến ý định mua hàng của người tiêu dùng.

Tâm lý học màu sắc trong văn hóa và sự truyền cảm hứng

Đối với nhiều quốc gia, một số màu được xem là sự kính trọng nhưng cũng có một số màu khác bị xem là sự khiếm nhã trong một số trường hợp. Khi hiểu về các màu sắc, việc marketing ở các thị trường quốc tế sẽ diễn ra thuận lợi và tránh gặp các rắc rối không cần thiết.

Trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo, có nhiều màu sắc giúp truyền cảm hứng đến người tiêu dùng, tăng tỷ lệ hành động và chuyển đổi.

Ví dụ: Khi bạn đang quảng bá cho các sản phẩm hữu cơ, thân thiện với môi trường thì màu xanh lục sẽ thu hút khách hàng và kích thích họ hành động.

ung-dung-mau-sac-trong-quang-cao

Sử Dụng Màu Sắc Thế Nào Để Chiến Dịch Marketing Hiệu Quả Hơn?

Nhóm màu sắc ấm, nóng (đỏ, vàng, cam,...)

Đây là nhóm các màu mang lại cho người nhìn sự ấm cúng, tích cực, vui vẻ và tràn đầy đam mê.

    • Màu đỏ: Chúng ta có thể cảm nhận từ màu này đó chính là cảm giác tự tin, mãnh liệt, sự ấm áp. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp, màu đỏ cũng thể hiện những cảm giác tiêu cực như: giận dữ, nguy hiểm, chiến tranh,... Khi cơ thể tiếp xúc với màu sắc này sẽ sinh ra các phản ứng: tăng huyết áp, hô hấp nhanh, tăng cường trao đổi chất, kích thích ham muốn,...

    • Màu vàng: Mang đến những năng lượng vui vẻ, tươi tắn và là màu của sự chiến thắng. Màu vàng có nhiều sắc thái khác nhau, những màu vàng sáng thường dùng cho các sản phẩm dành cho trẻ em trong khi màu vàng đậm thường được thấy ở các sản phẩm hoài cổ.

    • Màu cam: Tuy không quá nổi bật như màu đỏ nhưng màu cam vẫn mang đến những năng lượng rất tích cực. Khi nhìn vào màu cam, con người sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình, hài hước và ấm áp. Màu cam được xem là màu yêu thích tại đất nước sở hữu “cơn lốc màu da cam”, thế nhưng tại Mỹ, nó không được ưa chuộng bởi đây là màu áo của các tù nhân.mau-sac-nong

Nhóm màu lạnh (lục, lam, tím,...)

Trái ngược với nhóm màu mang lại cảm giác nóng như mặt trời ở trên đó chính là nhóm màu lạnh, mát mẻ. Nhóm màu sắc này đem đến cho người xem một cảm giác yên tĩnh, thoải mái và chuyên nghiệp hơn.

    • Màu xanh lá: Giống như cái tên của nó, điều đầu tiên khi nhìn vào màu sắc này đó chính là lá cây, mang hơi thở của thiên nhiên. Màu xanh lá mang đến rất nhiều cảm xúc tích cực: sự sinh sôi, sức khỏe, cân bằng, tự nhiên,... Phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với màu sắc này đó chính là giảm nhịp tim và huyết áp.

    • Màu xanh dương: Đây là một màu sắc giúp mọi người cảm nhận sự yên tĩnh, hòa bình, đáng tin cậy. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể cảm nhận được một số cảm xúc tiêu cực ở màu sắc này như: nỗi buồn, xa cách,... Các sản phẩm sử dụng màu xanh dương thường là các sản phẩm dành cho trẻ em hoặc dùng để thư giãn, ngủ,...

    • Màu tím: Một màu sắc thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim về giới quý tộc hoặc quảng cáo về các sản phẩm sang trọng. Màu tím mang lại sự bí ẩn, lãng mạn, sự giàu có và tâm linh. Màu sắc này thường ít mang lại những cảm xúc tiêu cực cho người nhìn, chính vì thế mà sắc tím của hoa oải hương thường được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp - nơi mà khách hàng không muốn trải qua bất kỳ cảm giác tồi tệ nào.mau-sac-lanh

Nhóm màu trung tính (trắng, đen, nâu,...)

Đối với nhiều người, nhóm màu sắc trung tính rất nhàm chán, không mang lại nhiệt huyết hay sự yên tĩnh như 2 nhóm màu trên. Tuy nhiên, màu trung tính lại là một nhóm màu cực kỳ quan trọng, giúp cân bằng các màu sắc khác để tạo nên một tổng thể hài hòa.

    • Màu trắng: Điều đầu tiên khi mọi người nghĩ đến màu trắng có lẽ là sự sạch sẽ. Bên cạnh đó, màu trắng còn thể hiện nhiều khía cạnh cảm xúc khác nhau như: hòa bình, thanh khiến, sự tối giản, hôn nhân,... Trong các thiết kế, màu trắng thường được sử dụng làm phông nền cho các chủ thể, góp phần tôn lên sự nổi bật của chúng.

    • Màu đen: Đối lập với sắc trắng đó chính là màu đen. Chúng thường toát lên sự mạnh mẽ, sang trọng, quyền lực và đầy bí ẩn. Màu đen thường được phái nam sử dụng để tôn lên sự nam tính và cuốn hút của mình. 

    • Màu xám: Màu sắc này khiến cho người dùng liên tưởng đến sự chuyên nghiệp, tinh tế và mang tính hình thức. Sự tiêu cực ở màu sắc này cũng khá nhiều, người xem sẽ có cảm giác chán nản, buồn tẻ và xa cách. mau-sac-trung-tinh

Màu sắc chính là một công cụ biết nói, nếu bạn có thể hiểu được ngôn ngữ của màu sắc và vận dụng chúng một cách hợp lý vào các chiến dịch truyền thông, chuyện có được thật nhiều khách hàng chỉ còn nằm ở vấn đề thời gian.

Sau khi đã có được một kế hoạch kinh doanh lý tưởng, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật sẽ giúp cho tốc độ phát triển doanh nghiệp nhanh hơn. UPSO là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tự động hóa kinh doanh giúp tối ưu lợi nhuận. Nếu bạn muốn doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng mang lại doanh thu ổn định, đừng ngần ngại liên hệ ngay với UPSO trong thời gian sớm nhất nhé!