Văn Hóa Doanh Nghiệp - Yếu Tố Chi Phối Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp
Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển vững mạnh thì không thể nào thiếu đi văn hóa doanh nghiệp. Con người đóng vai trò cốt lõi, có sự chi phối mạnh nhất đến sức sống và sự phát triển của công ty. Chính vì thế, nếu như muốn doanh nghiệp của mình thật sự thành công, nhà quản trị cần phải chú ý đến việc tạo nên một văn hóa công ty thật sự tốt cho tất cả nhân viên.
Văn Hóa Doanh Nghiệp Là Gì?
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, nhưng nhìn chung thì văn hóa của một doanh nghiệp có thể hiểu đây là những giá trị và chuẩn mực nhất định về nhận thức, niềm tin và hành vi được các nhân viên trong công ty công nhận, suy nghĩ và thực hiện chúng như là một thói quen.
Doanh nghiệp có thể ví như một xã hội thu nhỏ, nơi mà văn hóa sẽ có những tác động nhất định đến tính cách, hành vi và đời sống tinh thần của một người nào đó. Việc tạo nên một văn hóa doanh nghiệp tích cực và lành mạnh sẽ là một nền tảng tốt giúp cho công ty ngày càng đi lên.
Văn Hóa Công Ty Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp?
Năm 2019 có một sự kiện diễn ra và thu hút sự chú ý của dư luận trên toàn thế giới đó chính là Coworking Space WEWORK - một công ty khởi nghiệp về công nghệ được định giá lên đến 47 tỷ đô la bị phá sản. WEWORK nhận được vô số kỳ vọng thế nhưng lại tuột dốc không phanh và tuyên bố phá sản ngay trước khi được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Vậy lý do vì sao?
Với nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, sự thật về mặt tối của WEWORK dần được hé lộ. Nhiều nhân viên kể lại rằng thời gian làm việc tại WEWORK chính là khoảng thời gian làm việc khủng hoảng nhất sự nghiệp của họ. Văn hóa làm việc vô cùng căng thẳng, những giây phút vui chơi còn căng thẳng hơn nữa khi phải tham gia những trò chơi đồi trụy, phong cách Hippie hoang dại, tiệc tùng chè chén đi quá giới hạn mà cựu CEO áp đặt.
Qua một ví dụ nhỏ ở trên bạn cũng có thể thấy được văn hóa công ty có rất nhiều sự ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Dưới đây là một số tác động khác của văn hóa đối với doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo:
Gia Tăng Mức Độ Gắn Bó Của Các Thành Viên Trong Công Ty
Một khi doanh nghiệp có nền văn hóa công ty tích cực, sự gắn kết của các nhân viên cũng sẽ tăng cao và họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn với công việc. Ngoài lương ra thì các nhân viên cũng rất quan tâm đến môi trường làm việc, nếu mỗi ngày phải thức dậy và đi làm trong một tâm thế không vui thì chắc chắn bạn sẽ không thể gắn bó lâu dài với công việc này đúng không nào?
Bên cạnh đó, văn hóa của doanh nghiệp có thể giúp cho các nhân viên hiểu rõ được những mục tiêu và tầm nhìn mà công ty đang hướng đến. Từ đó họ có thể làm việc với nhau ăn ý hơn để mang lại cho công ty một kết quả tốt nhất, tránh những xung đột không đáng có.
Nâng Cao Hiệu Quả Công Việc
Có nhiều nhân viên sẽ cống hiến và làm việc hết sức mình khi họ cảm thấy những công việc họ làm có ý nghĩa, họ đang cống hiến cho sự phát triển của cả tập thể và doanh nghiệp. Đồng thời, với những công ty có văn hóa tốt thì sức khỏe tinh thần của nhân viên cũng tích cực, ít căng thẳng và áp lực, hiệu suất lao động cao hơn.
Giúp Quá Trình Tuyển Dụng Hiệu Quả Hơn
Có rất nhiều các chuyên gia trong lĩnh vực HR cho rằng những công ty có văn hóa tốt sẽ thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng hơn. Điều này rất đúng với thực tế, bởi nếu công ty đó có những chính sách và văn hóa doanh nghiệp tích cực, các nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng và nói những lời tốt đẹp về công ty. Nhờ đó mà danh tiếng công ty tăng vọt, thu hút sự chú ý của nhiều tài năng khác nhau và tạo nên lợi thế cạnh tranh cực kỳ vững chắc so với các đối thủ trong ngành.
6 Bước Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tối Ưu Nhất
-
Bước 1: Đánh giá tình hình hiện tại doanh nghiệp của bạn
Khi doanh nghiệp bắt đầu hệ thống hóa và sắp xếp lại, có rất nhiều cách để doanh nghiệp đánh giá tình hình: tự quan sát, khảo sát nhân viên, kiểm tra các từ khóa trên mạng xã hội bằng những từ khóa có liên quan đến doanh nghiệp,... Một vài dấu hiệu cho thấy văn hóa doanh nghiệp của bạn đang không ổn, cần phải cải thiện nhanh chóng:
-
-
Nhân viên thường xuyên nghỉ việc, ít gắn bó lâu dài.
-
Nhân viên thường có những thói quen xấu, không phù hợp với môi trường doanh nghiệp: đi trễ, chậm deadline,...
-
Doanh nghiệp ít khen thưởng nhân viên nhưng lại có nhiều hình thức kỷ luật khác nhau.
-
-
Bước 2: Xác định những mục tiêu về văn hóa doanh nghiệp mà bạn muốn hướng tới
Để chiến dịch được thực hiện thành công, nhà quản trị phải có những mục tiêu ban đầu và dựa theo đó phát triển kế hoạch. Khi xác định mục tiêu, doanh nghiệp cần phải đánh giá những thế mạnh và nguồn lực mà mình đang có, từ đó mới có thể đặt ra những mục tiêu khả thi và khả năng thành công cao nhất.
-
Bước 3: Xác định những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp
Để có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực, có văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, nhà quản trị có thể trả lời các câu hỏi sau:
-
- Mục tiêu dài hạn và sứ mệnh mà doanh nghiệp muốn truyền tải là gì?
- Bạn muốn hình ảnh doanh nghiệp của bạn được mọi người nhắc đến thế nào?
- Bạn muốn hướng đến một văn hóa như thế nào?
- Các mục tiêu kinh doanh liệu có phù hợp với những giá trị của nhân viên?
-
Bước 4: Rút ngắn khoảng cách giữa tình hình doanh nghiệp hiện tại và hình mẫu lý tưởng
Sau khi bạn đã biết được mục tiêu mà bạn muốn thực hiện và tình hình thực tế doanh nghiệp, bạn cần lên kế hoạch để khoảng cách giữa chúng là ít nhất. Để rút ngắn khoảng cách, doanh nghiệp đánh giá và sắp xếp 4 yếu tố: phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp và đối xử.
Bạn nên xác định rõ doanh nghiệp của mình nên ưu tiên yếu tố nào hơn, từ đó phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý.
-
Bước 5: Triển khai kế hoạch
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, cần có sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau, nhờ đó mới có thể nắm bắt được bao quát thông tin và tình hình doanh nghiệp. Thường thì bộ phận giữ vai trò chủ chốt chính là phòng nhân sự và truyền thông nội bộ.
Những quy định hoặc quy tắc khi đã được ban hành cần được truyền thông một cách rộng rãi cho tất cả nhân viên, có thể tạo nên các buổi trao đổi hoặc trò chuyện để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Văn hóa công ty cần được duy trì trong thời gian lâu dài. Bạn có thể bắt đầu áp dụng chúng bằng việc chào đón nhân viên mới hoặc ra mắt sản phẩm mới ra bên ngoài,...
Doanh nghiệp cũng cần xây dựng nên những chính sách thưởng và phạt một cách công minh, đảm bảo cho các nhân viên luôn hài lòng khi làm việc tại công ty.
-
Bước 6: Đo lường hiệu quả
Khi đã thực hiện chiến lược, doanh nghiệp cần thường xuyên đo lường hiệu quả đạt được dựa trên những mục tiêu ban đầu đã đề ra. Doanh nghiệp có thể tham khảo những ý kiến của nhân viên để có thể nhanh chóng nhận ra những mặt tốt và hạn chế, từ đó có thể xử lý trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh những giải pháp trên, ứng dụng công nghệ cũng là một lựa chọn tuyệt vời giúp cho nhân viên giảm thiểu tối đa khối lượng công việc, họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn. UPSO là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ những giải pháp tự động hóa quá trình quản lý kinh doanh và tối ưu doanh thu hiệu quả, nhờ đó có thể mang lại lợi nhuận cao với chi phí bỏ ra rất thấp. Liên hệ với UPSO để nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn nhé!